Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Cách chọn và dùng an toàn

Dinh dưỡng

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Cách chọn và dùng an toàn

Đăng ngày 18/08/2022 bởi Greenmec Editor

Có một quan niệm sai lầm rằng những người bị bệnh tiểu đường không được ăn trái cây. Mặc dù chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu nhưng cũng có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Vậy người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Cùng Greenmec tìm hiểu ngay nhé.

1/ Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn trái cây không?

Trái cây có chứa đường tự nhiên, chính vì vậy, giống như nhiều loại thực phẩm khác chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nhìn chung, khi lượng đường trong máu tăng đột biến thường xuyên có thể làm tăng A1C – thước đo đánh giá mức độ trung bình của lượng đường trong máu. Ở đây, cức A1C càng cao, cơ thể của chúng ta sẽ kiểm soát tình trạng bệnh càng kém.

Tuy nhiên, không có nghĩa chỉ vì bị bệnh tiểu đường mà bạn cần phải tránh sử dụng chúng. Điều quan trọng đối với những người mắc căn bệnh này chính là chọn được những loại trái cây tốt nhất cho họ và hạn chế sử dụng các loại trái cây còn lại ít nhất có thể. Chỉ cần đảm bảo được điều này sẽ không cần lo lắng phát sinh vấn đề nào xấu.

Có thể nói, tất cả các loại trái cây đều có những thành phần tốt cho sức khỏe, ngay cả khi bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Chúng chứa đầy chất xơ, vitamin và khoáng chất mà cơ thể con người cần. Sử dụng trái cây đều độ sẽ giúp bạn ngăn chặn quá trình lão hóa diễn ra sớm, chăm sóc da tốt hơn và có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì 2

Quá nhiều sự lựa chọn cho trái cây

2/ Làm thế nào để xác định được một loại trái nào đó có lợi hay hại đối với bệnh tiểu đường?

Muốn xác định được một loại trái cây có ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức khỏe người bệnh tiểu đường, chúng ta cần dựa vào chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) của chúng. Như được biết, chỉ số đường huyết của thực phẩm đề cập đến tốc độ thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ vào máu. Cụ thể, những loại trái cây có chỉ số đường huyết của thực phẩm cao, điều đó có nghĩa chúng sẽ được tiêu hóa nhanh hơn và có thể gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại trái cây nào cũng đều có chỉ số đường huyết của thực phẩm cao. Vẫn có nhiều loại sau khi nạp vào cơ thể vẫn đảm bảo được độ ổn định của lượng đường trong máu. Tất nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này.

Vốn dĩ như vậy vì khả năng tiêu hóa hoặc phản ứng với một thứ gì đó của mỗi người sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp, người mắc bệnh tiểu đường có thể dung nạp một quả chuối vào trong cơ thể mà không cần lo lượng đường tăng đột biến. Mặc khác, nhiều người cần phải tránh chúng hoàn toàn nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3/ Người tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Như vậy, người bệnh tiểu đường vẫn hoàn toàn có thể sử dụng trái cây, tuy nhiên cần phải tuân theo một liều lượng nhất định. Thực tế cho thấy, có rất nhiều loại trái cây tốt cho người tiểu đường. Cụ thể, dưới đây là danh sách các loại trái cây “thân thiện” với căn bệnh này.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì 1

Những loại trái cây người tiểu đường nên ăn

3.1/ Táo (Chỉ số GI: 39, GL: 5)

Táo chứa nhiều chất xơ (hầu hết nằm trong vỏ nên khuyến khích ăn nguyên quả ). Điều này khiến chúng trở thành một lựa chọn tuyệt vời để ăn vặt mỗi ngày bên cạnh những bữa chính. Các nghiên cứu đã chỉ ra, thường người tiêu thụ nhiều chất xơ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn.

Cách dùng: Sử dụng 1 quả táo nhỏ trong 1 khẩu phần ăn

3.2/ Lê (Chỉ số GI: 38, GL: 4)

Tương tự như táo, lê cũng chứa đầy chất xơ lành mạnh. Chính vì vậy, loại trái cây giòn này là một lựa chọn tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy rằng ăn những quả lê Bartlett và Starkrimson thậm chí có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.

Cách dùng: Sử dụng 1 quả lê nhỏ trong 1 khẩu phần ăn

3.3/ Dâu tây (Chỉ số GI: 41, GL: 3)

Trong dâu tây bao gồm các chất chống oxy hóa, chất xơ và dồi dào vitamin C. Dâu tây là một lựa chọn sáng giá để bạn có được bữa ăn ngon miệng. Với chỉ số đường huyết của thực phẩm thấp, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức dâu tây trong một ly sinh tố làm từ đậu nành. Hoặc ăn dâu tây tươi thường xuyên đều rất tốt cho sức khỏe.

Cách dùng: Một ly sinh tố dâu tây/ngày

3.4/ Chuối (Chỉ số GI: 53)

Chuối xanh (chuối chưa chín) có chứa tinh bột kháng, chính vì vậy chúng sẽ không làm tăng đường huyết. Thậm chí, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chúng còn có thể cải thiện, kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.

Cách dùng: Mỗi lần ăn chỉ nên dùng ½ chuối, mỗi ngày 1 lần

3.5/ Cam (Chỉ số GI: 40, GL: 5)

Cam có hàm lượng calo thấp, cung cấp nhiều chất xơ nên cực kỳ bổ dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một quả cam trung bình nặng 131 gram sẽ cung cấp đến 3,14 gram chất xơ, chiếm gần 10% nhu cầu chất xơ của một người trưởng thành mỗi ngày. Hơn hết, chúng còn góp phần mang lại làn da sáng, khỏe và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cách dùng: Mỗi lần ăn chỉ nên sử dụng một quả cam vừa

3.6/ Quả đào (Chỉ số GI: 42, GL: 5)

Một quả đào kích cỡ trung bình chỉ có 68 calo và chứa khoảng 10 loại vitamin khác nhau. Trong đó bao gồm cả vitamin A và C. Không những vậy, một cốc đào cắt hạt lựu còn cung cả lượng kali, chất xơ và sắt được khuyến nghị hàng ngày. Hơn hết, với vị ngọt dễ chịu, đào có thể là lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho các loại đường bổ sung có hại.

Cách dùng: Cho đào cắt lát vào bột yến mạch hoặc ngũ cốc và ăn mỗi buổi sáng.

3.7/ Nho (Chỉ số GI: 53, GL: 5)

Nho cũng cung cấp một nguồn chất xơ lành mạnh cho cơ thể người dùng. Ngoài ra, trong loại vỏ này còn có vitamin B6 –  hỗ trợ chức năng não và giúp cải thiện các hormone tâm trạng rất tốt. Đặc biệt, các hợp chất được tìm thấy trong nho có thể giúp cải thiện các dấu hiệu phản ứng insulin.

Cách dùng: Chỉ nên sử dụng 1 chùm nho nhỏ/lần (1 tuần có thể ăn từ 1 – 2 lần)

Lưu ý: Chỉ số đường huyết của thực phẩm được xếp loại thành các mức độ cơ bản: THẤP (<55), VỪA (56-74) và CAO (75).

Bên cạnh việc căn cứ vào chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) để lựa chọn thực phẩm, người bị tiểu đường còn nên chủ động kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết chuyên dụng sau mỗi bữa ăn. Chỉ như vậy mới có thể giúp bạn giữ mức đường huyết ổn định, tránh tăng cao và gây ra biến chứng đáng tiếc.

Có thể bạn quan tâm: Danh sách những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì

4/ Lời kết

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết được người tiểu đường nên ăn trái cây gì. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và kiểm soát chỉ số đường huyết của thực phẩm trong máu tốt nhất, bạn hãy tham khảo qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng một loại trái cây nào đó nhé.

Từ khoá:
Thêm giỏ hàng thành công !!!
logo_greenmec

sản phẩm

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Cách chọn và dùng an toàn

đã được thêm vào giỏ hàng

Giá: 0