Phụ nữ ai mà chẳng muốn đẹp, thế nhưng khi bước vào một giai đoạn nào đó người ta bỗng dưng không còn giữ được nét xuân phơi phới. Chẳng hạn như tình trạng làn da bị lão hóa, mọc tàn nhang khi mang thai luôn khiến rất nhiều cô nàng cảm thấy e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị hiệu quả khuyết điểm trên da này? Cùng Greenmec tìm hiểu nhé.
1/ Tàn nhang khi mang thai là gì?
Tàn nhang khi mang thai là tình trạng xuất hiện của các đốm hoặc mảng sắc tố tối màu, mờ trên da, thường màu nâu sáng, nâu sẫm, nâu vàng và xuất hiện không đều theo thời gian. Vị trí xuất hiện chủ yếu ở các vùng da trán, má, mũi hoặc môi.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải tàn nhang, tuy nhiên tình trạng này đặc biệt phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Cụ thể theo con số thống kê cho thấy, có khoảng 50 – 70% mẹ bầu bị nám, tàn nhang khi mang thai.
Qua khảo sát, tàn nhang có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong thai kỳ, nhưng thường xuất hiện nhất ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 (ba tháng giữa và cuối thai kỳ). Tình trạng này vừa gây mất thẩm mỹ lại vừa mang đến nhiều lo âu, phiền muộn cho chị em.
2/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tàn nhang
Nguyên nhân chính dẫn đến tàn nhang khi mang thai là do nồng độ estrogen trong cơ thể thai phụ tăng cao. Có thể nói đây chính là nguyên nhân hàng đầu kích thích quá trình sản xuất quá nhiều melanin, từ đó làm gia tăng sắc tố trên da mặt.
Nên nhớ rằng việc tăng estrogen sẽ kéo theo tình trạng tăng enzyme hình thành sắc tố tyrosinase. Không những vậy, nó còntác động lên các thụ thể melanocortin trong da, làm cho các tế bào của da nhạy cảm hơn bình thường. Do vậy, tình trạng này có thể tăng nặng nếu thai phụ tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, yếu tố gen di truyền và stress (căng thẳng) trong quá trình mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tàn nhang. Vì thế trong một số trường hợp chúng ta không thể tránh khỏi tình trạng này.
3/ Cách phòng ngừa và điều trị
3.1/ Phòng ngừa tàn nhang khi mang thai
Mặc dù tàn nhang có thể sẽ tự biến mất sau khi sinh, tuy nhiên để không bị mất thẩm mỹ cũng như không để mất nhiều công sức và thời gian trong việc điều trị tàn nhang, việc phòng ngừa là thực sự cần thiết. Các phương pháp phòng ngừa có thể kể đến như sau:
- Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, ngay cả khi ở nhà, là điều cực kỳ quan trọng. Nên chọn những dòng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên và lặp lại việc sử dụng trên da mỗi 2h nhằm tối đa hiệu quả.
- Tăng cường che chắn cơ thể khi ra ngoài, như sử dụng mũ rộng vành và quần áo chống nắng.
- Không nên sử dụng tẩy lông bằng sáp để tránh gây tình trạng viêm da, làm tình trạng của da thêm tồi tệ.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da, thực phẩm chức năng chống lão hoá có thành phần tự nhiên và an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, y khoa khuyến cáo hạn chế sử dụng. Thực tế chỉ nên dùng trong trường hợp bắt buộc và phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, hoặc khi lợi ích của việc sử dụng sản phẩm nổi trội hơn nhiều so với nguy cơ có thể xảy ra.
Ngoài áp dụng những phương thức trên, để tránh tình trạng tàn nhang khi mang thai, các mẹ bầu cần phải có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giảm thiểu thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, duy trì một tinh thần lạc quan, vui vẻ.
3.2/ Cách điều trị an toàn cho mẹ bầu
3.2.1/ Điều trị tàn nhang bằng các phương thức tự nhiên
Khi tàn nhang đã bắt đầu xuất hiện thì chúng ta nên nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị nhằm tối ưu hiệu quả, và điều trị tàn nhang bằng các phương pháp tự nhiên vẫn là lựa chọn an toàn nhất cho tất cả bà mẹ mang thai. Nguyên liệu thực hiện cũng khá đơn giản và dễ tìm.
- Sử dụng mặt nạ làm từ sữa chua và cám gạo: Trộn đều 2 muỗng cà phê sữa chua không đường với 2 muỗng bột cám gạo rồi đắp lên da mặt. Giữ trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch với nước. Có thể áp dụng mỗi tuần 2 lần.
- Sử dụng mật ong, nước cốt chanh và dưa leo: Đầu tiên, vệ sinh da mặt với nước ấm. Xay nhuyễn ½ trái dưa leo và trộn chung với 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh. Thoa đều hỗn hợp trên da và để yên khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Chữa tàn nhang bằng sữa tươi và dâu tây: nghiền nhỏ 1 trái dâu tây và trộn với 2 muỗng sữa tươi không đường. Vệ sinh da bằng nước ấm và để khô trước khi đắp hỗn hợp lên da. Giữ hỗn hợp trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
Có thể bạn quan tâm: Cách trị nám bằng trứng gà: Cách dùng, liều lượng và những lưu ý quan trọng
3.2.2/ Điều trị bằng các thuốc đặc trị
Trong trường hợp các phương pháp tự nhiên không còn hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị, việc sử dụng kem đặc trị tàn nhang cũng là một sự lựa chọn cần thiết nhằm tránh tình trạng trên diễn ra xấu hơn. Tuy nhiên, cần phải chọn lựa cẩn thận những sản phẩm có thành phần an toàn cho cơ thể người mẹ đang mang thai, tránh tình trạng kích ứng da trong lúc mang thai hoặc gây ra những phản ứng bất lợi cho thai nhi.
Để chọn lựa được những sản phẩm phù hợp với cơ thể, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng da, lựa chọn nơi bán sản phẩm đặc trị uy tín, sản phẩm cần có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng. Tránh lựa chọn các mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
4/ Viên uống chống lão hóa NP Zeropollution – Giải quyết vấn đề tàn nhang sau quá trình mang thai và cho con bú
Một làn da khỏe đẹp trong giai đoạn thai kỳ vẫn luôn là niềm ao ước của rất nhiều chị em phụ nữ. Ngoài những cách cải thiện tình trạng tàn nhang được chia sẻ bên trên bạn nên sử dụng bổ sung viên uống chống lão hóa NP Zeropollutoin ngay tại nhà. Sản phẩm được sản xuất từ các dược liệu thiên nhiên, không lo phản ứng phụ, an toàn với cả sức khỏe bà bầu.
Công dụng của Viên uống chống lão hóa NP Zeropollution như:
- Bổ sung collagen và các chất chống oxy hóa.
- Hỗ trợ bảo vệ da, giúp tăng tính đàn hồi cho da.
- Giúp giảm lão hóa da, giúp da sáng mịn.
- Hỗ trợ làm đẹp da.
Trong trường hợp bạn đang mang thai, cho con bú, đang dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc đang có tình trạng bệnh lý, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này. Cần phải ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có bất kỳ phản ứng bất lợi nào xảy ra, bao gồm cả sự khó chịu trong đường tiêu hóa hoặc phản ứng dị ứng.
5/ Lời kết
Thông tin được tham khảo trên Internet. Trước khi áp dụng bất kỳ thông tin nào trong bài viết “Tàn nhang khi mang thai: nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị”, người đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Greenmec sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ vấn đề nào có liên quan.