Mùa lạnh mang đến không khí se lạnh, dễ chịu, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chúng ta không biết cách bảo vệ cơ thể. Việc giữ ấm là yếu tố quan trọng giúp bạn duy trì sức khỏe và tránh các bệnh thường gặp như cảm lạnh, viêm họng, hay thậm chí là viêm phổi. Greenmec gửi đến bạn biện pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là cơ quan hô hấp trong mùa lạnh.
- Vì sao cần phải bảo vệ phổi trong mùa lạnh?
Phổi – một cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm trao đổi khí và cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể
Phổi rất dễ bị tổn thương bởi sự tác động của yếu tố môi trường.
- Không khí lạnh ảnh hưởng trực tiếp đến phổi: Khi thời tiết trở lạnh, không khí thường khô hơn và nhiệt độ thấp có thể làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của đường hô hấp. Không khí lạnh khi đi vào phổi có thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hoặc co thắt phế quản.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp: Mùa lạnh là thời điểm các loại virus và vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là virus cúm và virus gây viêm phổi.
- Ô nhiễm không khí gia tăng: Hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra vào mùa lạnh, làm giảm khả năng khuếch tán của không khí và khiến các chất ô nhiễm như bụi mịn, khí độc tích tụ nhiều hơn trong không khí. Những hạt bụi mịn này có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây tổn thương mô phổi.
- Triệu chứng của cảm cúm ở cơ thể:
Vi rút cúm gây ra các triệu chứng bệnh khác nhau
Sốt là triệu chứng thường gặp khi bị cảm cúm. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao từ 38°C đến 40°C.
Người bệnh thường cảm thấy đau nhức cơ bắp và khớp, đặc biệt ở vùng lưng, tay và chân. Đau đầu cũng là một triệu chứng phổ biến, thường đi kèm với cảm giác nặng nề ở vùng trán hoặc sau mắt.
Ho khan kèm theo đau rát họng khi khởi phát bệnh.
Nghẹt mũi, xổ mũi, viêm xoang.
Khả năng mất cảm nhận vị giác hoặc khứu giác tạm thời.
- Biện pháp bảo vệ bản thân trước không khí lạnh:
Giữ ấm cơ thể, phòng bệnh hiệu quả
- Mặc thêm lớp áo ấm ngoài có chất liệu giữ nhiệt tốt như len, lông cừu hoặc vải tổng hợp. Đặc biệt, đừng quên giữ ấm các vùng nhạy cảm như cổ, tay, chân và đầu.
- Bổ sung các thực phẩm, trái cây giàu vitamin và uống nước ấm.
- Tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể sản sinh nhiệt và cải thiện tuần hoàn máu.
- Hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh hoặc có gió lớn.
- Tiêm phòng cúm cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh
- Đeo khẩu trang: Khi ra ngoài trời, khẩu trang không chỉ giúp giữ ấm mà còn ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.
- Lưu ý: Mặc dù hầu hết các trường hợp cảm cúm có thể tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi và điều trị tại nhà, nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị nếu gặp phải các dấu hiệu không giảm triệu chứng sau 3 ngày, khó thở hoặc đau tức ngực.
Hãy chủ động thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ cho lá phổi của bạn luôn khỏe mạnh, đặc biệt trong những ngày thời tiết khắc nghiệt.