Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, điều quan trọng nhất chính phải kiểm soát được lượng đường trong máu. Như được biết, việc bổ sung bánh ăn kiêng cho bữa phụ sẽ là phương án lý tưởng để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà không lo tăng đường huyết. Bài viết sau đây, Greenmec sẽ giới thiệu đến bạn các loại bánh dành cho người tiểu đường được ưa chuộng nhất.
1/ Các loại bánh mì dành cho người tiểu đường
Người bị tiểu đường có ăn được bánh mì không? Đáp án cho câu hỏi này là Có, tuy nhiên không phải bất kỳ loại bánh mì nào cũng đều phù hợp với người mắc bệnh này. Nhìn chung, loại bánh mì mà người tiểu đường cần kiêng chính là bánh mì trắng. Loại bánh này chứa nhiều carbohydrate và chỉ số đường huyết cao (GI=71), sử dụng chúng có thể làm lượng đường trong máu tăng nhanh. Thậm chí bánh mì trắng còn làm tăng nguy cơ kháng insulin.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều loại bánh mì cho người tiểu đường. Bạn có thể có thể lựa chọn giữa bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, bánh mì hạt lanh, hạt chia, bánh mì yến mạch và bánh mì Ezekiel,… Tất cả đều ít tinh bột, nhiều chất xơ, không gây tăng đường huyết. Đặc biệt, chúng còn hỗ trợ tiêu hóa cho người tiểu đường rất tốt.
1.1/ Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt giàu hàm lượng chất xơ và chứa ít tinh bột nhờ được làm từ các loại hạt ngũ cốc chưa trải qua quá trình tinh chế. Không những vậy, loại bánh này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: vitamin A, vitamin B, vitamin E, Magie, Kali…
Với việc ít chất béo và không có cholesterol, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt không làm đường huyết bị tăng đột ngột và luôn ở mức cho phép. Cách dùng:
- Bổ sung khoảng 80g bánh mì ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày.
- Có thể vào bữa sáng và các bữa phụ trong ngày hoặc bất kỳ khi nào thấy đói.
1.2/ Bánh mì đen
Nguồn nguyên liệu chính để làm nên bánh mì đen chính là lúa mạch đen. Do đó, loại bánh cho người tiểu đường này giàu chất xơ, ít tinh bột và hàm lượng calo thấp hơn 20% so với bánh mì trắng. Không chỉ vậy, các hoạt chất acid ferulic, acid caffeic có trong bánh mì đen còn giúp làm chậm quá trình phân giải đường, qua đó có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Đã có rất nhiều báo cáo chứng minh việc thêm bánh mì đen vào chế độ ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp giảm lượng cholesterol máu đáng kể. Hơn hết, trong bánh mì đen không chứa Gluten nên cực kỳ an toàn với người bệnh tiểu đường không dung nạp Gluten. Cách dùng:
- Mỗi ngày nên ăn 80 – 100g, tương đương với 3 – 4 lát bánh mì đen.
- Có thể linh hoạt ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.
1.3/ Bánh mì yến mạch
Với việc chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan beta-glucan, bánh mì yến mạch góp phần làm chậm quá trình hấp thu Carbohydrat, đồng thời còn tăng cường tác dụng giảm đường huyết của insulin. Không những vậy, loại bánh này còn giảm cảm giác thèm ăn ở người bệnh tiểu đường.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bánh yến mạch cho người tiểu đường còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch và hạn chế những biến chứng xấu xảy ra về sau. Cách dùng:
- Mỗi ngày nên ăn từ 80 – 100g tương đương với 3 – 4 lát bánh mì
- Có thể ăn vào bữa sáng và bữa phụ trong ngày.
2/ Các loại bánh quy cho người tiểu đường
Ngoài bánh mì, bạn cũng có thể chọn ăn bánh quy vào những bữa phụ trong ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn những loại bánh có chỉ số đường huyết thấp.
2.1/ Bánh quy ăn kiêng Gullon
Loại bánh quy này có chứa các thành phần như Ngũ cốc nguyên hạt 41,5%, kem 28%, maltitol, dầu thực vật, chất xơ thực vật, bánh gạo 3%, bột sữa gầy, men, chất nhũ hóa,… Chính vì giàu chất xơ nên đây thực sự là lựa chọn phù hợp cho người tiểu đường thừa cân, béo phì đang muốn kiểm soát cân nặng.
Cách dùng:
- Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn trực tiếp hoặc ăn cùng các loại sữa không đường.
- Mỗi lần chỉ nên ăn từ 3 – 4 chiếc bánh.
2.2/ Bánh quy sữa Resoni
Loại bánh quy này có chỉ số đường huyết rất thấp (34,9%), chính vì vậy chúng sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Ngoài ra, bánh Resoni còn bổ sung các vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Cách dùng:
- Dùng tối đa 5 gói/ngày đối với người lớn.
- Dùng tối đa 2 gói/ngày đối với trẻ em.
3/ Bánh gạo cho người tiểu đường
Bánh gạo lứt cho người tiểu đường GUfoods là sự kết hợp giữa hạt gạo lứt Việt Nam giàu chất xơ và công nghệ ép thuỷ lực hiện đại. Nhờ vậy, loại bánh này có thể giữ trọn 99% giá trị dinh dưỡng của gạo lứt, đồng thời còn rất giàu chất xơ. Đây chính là lý do vì sao bánh gạo lứt GUfoods có thể giúp người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Cách dùng:
- Có thể dùng trực tiếp, hoặc ăn kèm với các món thường ngày.
- Nấu làm cháo ăn liền.
- Dùng kèm với sữa, ngũ cốc.
4/ Bánh ngũ cốc cho người tiểu đường
Bánh ngũ cốc, yến mạch cũng được xem là một bữa phụ đủ chất dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. Bánh ăn kiêng yến mạch gạo lứt Sunrise Nutrigain được bổ sung đường ăn kiêng Isomalt, giúp người bệnh kiểm soát lượng đường sau khi ăn rất tốt.
Cách dùng:
- Ăn trực tiếp.
- Chỉ nên từ 1 – 2 bánh vào mỗi bữa phụ
Bạn đã biết đâu là các loại bánh dành cho người tiểu đường chưa? Tham khảo và chọn mua ngay sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của mình nhé. Lưu ý, bạn cũng cần phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bánh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.