Cây rau mương có tính mát, thường có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian. Chúng còn được dùng làm thuốc điều trị đau dạ dày do H.Pylori, viêm ruột, đau khớp,… Bên cạnh đó, một số công dụng nổi bật có thể kể đến khác như kiểm soát triệu chứng tiêu chảy, viêm amidan, viêm khớp, bệnh tiểu đường,… Vậy cây rau mương trị đau khớp hiệu quả như thế nào?
1/ Sơ lược về cây rau mương
Cây rau mương còn được biết đến với nhiều tên gọi quen thuộc khác như rau lục, rau mương thon, rau mương đất, rau mương nằm. Chúng còn có tên khoa học là Ludwigia prostrate, thuộc họ rau dừa nước (Onagraceae). Một số đặc trưng để nhận biết chúng như:
- Cây rau mương là loài cây thân thoải có chiều cao lên đến 2m.
- Chúng mọc thẳng đứng, phần thân có phân nhánh.
- Lá của cây rau mương màu xanh lục, hình dáng thuôn dài và có mũi nhọn.
- Hoa rau mương màu vàng, mọc đơn.
- Quả rau mương nhẵn, hình chùy.
- Điều kiện sống lý tưởng là những nơi ẩm ướt như hồ nước, bờ đê, gò ruộng,… hay kể cả vùng đồi núi.
- Tại Việt Nam chúng thường được tìm thấy ở Lào Cai, Quảng Ninh, Thừa thiên – Huế, Quảng Trị hoặc các tỉnh Tây Nguyên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long,…
Cây rau mương có mấy loại? Đối với câu hỏi này đáp án chỉ có 1. Vì thế bạn cần nên tìm hiểu kỹ càng để không nhận nhầm loại thảo dược này. Về cơ bản, cây rau mương rất dễ trồng và có thể thu hái quanh năm vì thế chẳng mấy khó khăn để bạn có thể sử dụng chúng làm nguyên liệu chữa bệnh.
2/ Cây rau mương trị bệnh gì?
Theo Y học cổ truyền, cây rau mương có tính mát, vị ngọt nên chúng mang đến hàng loạt các công dụng như thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu thũng, tiêu sưng, mát máu, hỗ trợ cầm tiêu chảy và kiết lỵ… Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra loại thảo mộc tự nhiên này còn có công dụng cải thiện triệu chứng của các bệnh như: Đau khớp, mụn trứng cá, ho gà, giảm đau nhức cơ răng, trị viêm họng, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm đau dạ dày do H.Pylori,…
Cây rau mương có ăn được không? Về cơ bản, tác dụng phụ của cây rau mương chủ yếu thu lại được dưới dạng bài thuốc sắc, giã nát hoặc nhai nuốt tươi. Vậy uống nhiều cây rau mương có tốt không? Câu trả lời là không, tốt hơn hết bạn chỉ nên sử dụng liều dùng với dược liệu tươi là khoảng 40 – 50g, với dược liệu khô là khoảng 20 – 40g.
3/ Cách sử dụng cây rau mương trị đau khớp hiệu quả
Như vậy bạn cũng đã thấy, ngoài trị đau khớp, cây rau mương còn là “thần dược” đối với nhiều bệnh lý khác. Vậy sử dụng chúng như thế nào mới tốt? Để có thể sử dụng cây rau mương trị đau khớp hiệu quả bạn có thể tham khảo qua thông tin sau.
3.1/ Cách sử dụng nguyên liệu tươi
Cách sắc thuốc uống:
- Chuẩn bị một ít cây rau mương tươi.
- Đem ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa sạch và để ráo nước.
- Giã nát rau mương với một chút nước lọc, vắt lấy nước cốt rồi chia thành 2 phần.
- Sử dụng 2 lần/ngày.
- Lưu ý không để qua đêm.
Cách làm thuốc đắp chân:
- Chuẩn bị một ít lá và thân của cây rau mương.
- Mang chúng đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 – 10 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Tiến hành giã nát dược liệu, đắp lên vị trí khớp đau khoảng 10 – 15 phút.
3.2/ Cách sử dụng nguyên liệu khô
- Chuẩn bị khoảng 30 – 40g cây rau mương sao khô.
- Cho vào nồi sắc cùng với 1,5 lít nước.
- Sắc cho đến khi còn ⅓ lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
- Sử dụng nước uống hằng ngày.
Để có thể giảm mức độ đau nhức do tình trạng khô khớp gối gây nên bạn có thể tham khảo qua các mẹo được chia sẻ tại đây.
4/ Lưu ý khi sử dụng cây rau mương trị đau khớp
Trong quá trình sử dụng cây rau mương trị đau khớp, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối:
- Cần phải chủ động tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng để trị đau khớp, không nên tự ý dùng cây rau mương điều trị bất kỳ bệnh lý gì nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi sử dụng rau mương bệnh nhân cần phải sơ chế sạch sẽ và ngâm qua nước muối loãng để sát khuẩn.
- Không nên lạm dụng vị thuốc này, cần sử dụng đúng liều lượng cho phép.
- Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng bạn cần ngừng ngay lập tức và đến cơ sở y tế thăm khám.
- Tùy vào cơ địa mỗi người, công dụng cây rau mương mang lại sẽ khác nhau.
- Thời gian sử dụng và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.
5/ Giảm đau xương khớp hiệu quả hơn với viên uống Duliko
Để có thể thoải mái vận động, giúp các hoạt động thường ngày không bị trì trệ, ngoài việc sử dụng cây mương trị đau khớp bạn còn nên chăm sóc xương khớp ngay hôm nay với Viên khớp Duliko. Với việc được ứng dụng giữa y học cổ truyền và phương pháp sản xuất hiện đại, loại thuốc này mang lại hiệu quả rất tích cực.
Sản phẩm không chỉ hỗ trợ mạnh gân cốt mà còn giúp giảm đau nhức xương do phong thấp. Quá trình sản xuất viên khớp Duliko được ứng dụng trực tiếp từ bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh”: có từ thời nhà Đường, chủ trị các chứng đau nhức các khớp, thoái hóa khớp, thấp khớp, viêm khớp, thận hư gây đau lưng, gối mỏi tai ù, các chứng đau dây thần kinh ngoại biên (thần kinh tọa, đau vai gáy…).
Cùng với đó là sự kết hợp của phương pháp sản xuất hiện đại, với việc định lượng chính xác các vị thuốc thành phần bằng các công cụ hiện đại, các vị thuốc thành phần được bảo quản tốt hơn trong suốt quá trình từ sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng theo tiêu chuẩn do cơ quan y tế quy định. Chính vì vậy, viên khớp Duliko đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong và điều trị.
Tham khảo: Khô khớp nên bổ sung gì để tăng dịch nhờn và tái tạo sụn khớp?
6/ Lời kết
Thông tin được tham khảo trên Internet. Trước khi áp dụng bất kỳ thông tin nào trong bài viết “Cây rau mương trị đau khớp hiệu quả như thế nào?”, người đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Greenmec sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ vấn đề nào có liên quan.