Lợi ích chung của gạo lứt cho người tiểu đường

Dinh dưỡng

Lợi ích chung của gạo lứt cho người tiểu đường

Đăng ngày 06/08/2022 bởi Greenmec Editor

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt luôn thuộc nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt sẽ là bổ sung lành mạnh cho một chế độ ăn uống cân bằng, ngay cả khi bạn bị tiểu đường. Vậy lợi ích chung của gạo lứt cho người tiểu đường là gì? Sử dụng như thế nào để đảm bảo an toàn? Cùng Greenmec tìm hiểu nhé.

Lợi ích của gạo lứt cho người tiểu đường

Gạo lứt hiệu quả cho người giảm cân

1/ Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo có chứa các thành phần sợi cám, mầm gạo và phần nội nhũ giàu carbohydrate. Điểm khác biệt của gạo lứt so với gạo trắng chính là vẫn giữ được lớp mầm và lớp cám giàu chất dinh dưỡng của hạt. Nhìn chung, phần duy nhất bị loại bỏ là lớp vỏ cứng bên ngoài.

Chính vì thế, gạo lứt được đánh giá là có nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo trắng. Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần nhớ rằng, gạo lứt vẫn giàu carbs. Do đó, trước khi sử dụng mọi người cần phải cân nhắc kỹ càng, tự hỏi liệu nó có an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường hay không.

Ở đây, gạo lứt đã nấu chín có chỉ số (GI) là 68 – thuộc nhóm chỉ số đường huyết trung bình. Như được biết, chỉ khi tiêu thụ các nhóm thực phẩm có chỉ số đường cao thì lượng đường trong máu mới tăng lên khó kiểm soát. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ những thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức trung bình và thấp còn được xem là phương pháp kiểm soát lượng đường trong máu.

2/ Gạo lứt ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Gạo lứt với hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường cần phải theo dõi kích thước khẩu phần và nhận thức được thực phẩm này ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu.

2.1/ Lợi ích sức khỏe chung

Gạo lứt sở hữu hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng. Nó là nguồn cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa và một số vitamin cùng khoáng chất dồi dào. Cụ thể, loại ngũ cốc nguyên hạt này chứa nhiều flavonoid – hợp chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn thực phẩm giàu flavonoid sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer.

Không những vậy, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt còn rất có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Đặc biệt, chúng còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Với khả năng có thể thúc, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt sẽ gia tăng cảm giác no và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

2.2/ Lợi ích dinh dưỡng của gạo lứt

Như được biết, gạo lứt là một nguồn cung cấp magiê tuyệt vời cho cơ thể. Chỉ cần 1 cốc khoảng 202 gram gạo lứt đã có thể đáp ứng gần như tất cả nhu cầu hàng ngày của bạn về khoáng chất này. Hơn nữa, gạo lứt là một nguồn cung cấp riboflavin, sắt, kali và folate dồi dào cho cơ thể.

Với rất nhiều thành phần dinh dưỡng như trên, gạo lứt  giúp phát triển xương, co cơ, hoạt động thần kinh, chữa lành vết thương và thậm chí điều chỉnh lượng đường trong máu rất tốt. Cụ thể, trong một cốc (202 gram) gạo lứt hạt dài nấu chín sẽ bao gồm các thành phần:

  • Lượng calo: 248
  • Chất béo: 2 gam
  • Carbs: 52 gram
  • Chất xơ: 3 gam
  • Chất đạm: 6 gam
  • Mangan: 86% DV
  • Thiamine (B1): 30% DV
  • Niacin (B3): 32% DV
  • Axit pantothenic (B5): 15% DV
  • Pyridoxine (B6): 15% DV
  • Đồng: 23% DV
  • Selen: 21% DV
  • Magiê: 19% DV
  • Phốt pho: 17% DV
  • Kẽm: 13% DV

2.3/ Lợi ích của gạo lứt cho người bị bệnh tiểu đường

Vậy gạo lứt có tốt cho người tiểu đường không? Nhờ hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt đã được chứng minh có khả năng làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn. Loại ngũ cốc nguyên hạt này không chỉ mang lại công dụng cho những người thừa cân, mà ngay cả những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng cảm thấy được sự khác biệt rõ rệt. 

Khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của gạo lứt là tiền đề quan trọng để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tiến triển của bệnh tiểu đường. Nhìn chung, gạo lứt cũng có thể giúp cải thiện, kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách hỗ trợ giảm cân. Từ đó, sức khỏe người bệnh có thể ổn định hơn trước.

Lợi ích của gạo lứt cho người tiểu đường 2

Gạo lứt có nhiều loại

3/ Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường?

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại gạo lứt phổ biến, đó chính là gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Đây đều là những lựa chọn tốt dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Nhìn chung, mỗi loại gạo lứt đều có những đặc điểm và công dụng riêng. Cụ thể:

  • Gạo lứt đỏ: Đặc trưng của loại gạo lứt này là có màu đỏ nâu, khá dẻo khi được nấu chín. Loại gạo này cũng rất giàu chất xơ, vitamin A, B… không những có lợi cho người tiểu đường mà còn phù hợp với những người ăn chay.
  • Gạo lứt đen: Loại gạo lứt này có màu tím than, giàu chất xơ, ít đường và có nhiều hợp chất thực vật. Với những thành phần nổi bật trên, gạo lứt đen giúp ngăn ngừa bệnh tim, đẩy lùi ung thư và tốt cho sức khỏe người tiểu đường.

4/ Cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

Có nhiều cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể để quý bạn đọc chuẩn bị được những món ăn bổ dưỡng, có lợi cho căn bệnh tiểu đường của mình.

Lợi ích của gạo lứt cho người tiểu đường 3

Cháo gạo lứt cung cấp nguồn dinh dưỡng cao

4.1/ Cách nấu cháo gạo lứt cho người tiểu đường

Món cháo gạo lứt nấu cùng rau củ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh tiểu đường. 

Nguyên liệu:

  • Gạo lứt
  • Thịt gà/ thịt lợn
  • Dầu ăn
  • Gia vị
  • Các loại rau củ: cà rốt, củ cải trắng, cải xanh, nấm hương,…

Cách làm:

  • Đem gạo lứt rang vàng
  • Lần lượt cho các nguyên liệu vào
  • Tiến hành nấu thành cháo như cách nấu loại cháo thông thường

4.2/ Cách nấu bún gạo lứt cho người tiểu đường

Món bún gạo lứt ăn cùng đậu phụ vừa thơm ngon lại vừa an toàn cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. 

Nguyên liệu:

  • Bún gạo lứt
  • Đậu phụ cắt miếng
  • Nước tương
  • Rau sống
  • Tỏi băm, ớt băm
  • Các gia vị: đường ăn kiêng, bột ngọt,…

Cách chế biến:

  • Chần bún gạo lứt vào nước sôi;
  • Tiến hành thái lát đậu phụ thành miếng vừa ăn;
  • Mang đậu phụ chiên vàng giòn;
  • Pha nước chấm và thưởng thức món ăn.
Lợi ích của gạo lứt cho người tiểu đường 4

Bún gạo lứt món ăn tốt cho sức khỏe

4.3/ Cách làm sữa gạo lứt cho người tiểu đường

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 200g Gạo lứt
  • 2 Lít nước lọc.

Cách chế biến: 

  • Tiến hành rang gạo lứt cho thơm.
  • Mang gạo rang ngâm với nước sạch trong khoảng 8 tiếng. 
  • Sau đó vớt gạo ra cho vào nồi đun với 2 lít nước cho sôi lên, để lửa nhỏ cho tới khi nước rút xuống còn khoảng hơn 1 lít thì tắt bếp.
  • Có thể dùng nước này để uống trong ngày như uống nước lọc.

5/ Những vấn đề người tiểu đường cần phải lưu ý khi ăn gạo lứt

Ăn gạo lứt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường là rất tốt, mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý:

  • Gạo lứt có độ cứng và nhiều chất xơ, người bệnh cần ăn chậm và nhai thật kỹ để có thể dễ dàng tiêu hóa.
  • Đây chỉ là 1 loại thực phẩm hỗ trợ, do đó người dùng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào gạo lứt.
  • Cần lưu ý về khẩu phần ăn mỗi ngày, không nên ăn gạo lứt quá nhiều để tránh tăng đường huyết.
  • Ngoài sử dụng gạo lứt, người bệnh còn nên bổ sung rau xanh, trái cây ít đường, thịt trắng, cá, trứng sữa,… phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Ngoài ăn uống khoa học bạn còn cần phải có chế độ luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý để tăng hiệu quả của việc điều trị bệnh tiểu đường.
  • Trong quá trình ăn gạo lứt cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên để có những điều chỉnh kịp thời.

Từ những chia sẻ bên trên hy vọng có thể giúp bạn nắm được lợi ích chung của gạo lứt cho người tiểu đường. Ngay bây giờ hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học để tăng hiệu quả điều trị bệnh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

Từ khoá:
Thêm giỏ hàng thành công !!!
logo_greenmec

sản phẩm

Lợi ích chung của gạo lứt cho người tiểu đường

đã được thêm vào giỏ hàng

Giá: 0