Giãn tĩnh mạch khám chuyên khoa nào? Tại TPHCM và Hà Nội, đâu là những cơ sở khám bệnh uy tín? Để có thể giải đáp được hết những thắc mắc này mình, bạn đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của greenmec nhé.
1/ Giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Một số người, đặc biệt là phụ nữ, thường mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh bao gồm tĩnh mạch phình to, uốn cong trên bề mặt da, đau nhức và co giật chân thường xuyên.
Nếu không được điều trị kịp thời hoặc không đúng phương pháp, suy giãn tĩnh mạch chân có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Loét da: Khi tĩnh mạch bị giãn lâu ngày, da xung quanh vùng bệnh sẽ bị loét, thay đổi màu sắc và gây đau đớn cho người bệnh. Loét da thường xuất hiện nhiều ở gần mắt cá chân.
- Huyết khối: Do tĩnh mạch sưng phồng quá lâu, máu trong tĩnh mạch có thể bị đông lại thành cục.
- Nứt tĩnh mạch: Trong trường hợp tĩnh mạch suy giãn nặng, nếu người bệnh vận động quá sức có thể gây ra tình trạng tĩnh mạch bị nứt. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng máu và xuất huyết nguy hiểm cho tính mạng.
Giãn tĩnh mạch chân nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng
2/ Những phương pháp chẩn đoán giãn tĩnh mạch chân
Để chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Hỏi về tiền sử bệnh: bệnh giãn tĩnh mạch có thể có yếu tố di truyền nên bác sĩ cần biết về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình.
- Khám ngoài da: bác sĩ có thể nhìn, sờ và nghe để phát hiện các triệu chứng bệnh trên da hoặc dùng siêu âm Doppler để kiểm tra tình trạng tĩnh mạch. Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả cho các trường hợp bệnh nhẹ.
- Khám cận lâm sàng: khi cần xác định rõ mức độ của bệnh và có kế hoạch điều trị hoặc phẫu thuật, bác sĩ có thể dùng các phương pháp khám cận lâm sàng như chụp X-quang, chụp CT hay chụp MRI.
Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị khác nhau
3/ Những phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân
Các phương án điều trị giãn tĩnh mạch chân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những người bị giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu có thể chữa trị tại nhà bằng những cách đơn giản.
- Dùng thuốc kết hợp với tập thể dục: Đây là cách điều trị cho những người bệnh ở giai đoạn sớm, khi các triệu chứng chỉ là đau nhức và sưng chân. Bệnh nhân có thể uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện các bài tập thể dục, matxa, ngâm nước nóng,…
- Mặc vớ y khoa: Vớ y khoa là loại quần tất có khả năng bó chặt chân, giúp tăng áp lực lên tĩnh mạch và làm giảm sự ứ đọng máu. Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và thường được dùng cho những người bệnh có biểu hiện nhẹ.
- Tiêm xơ hóa: Đây là cách điều trị bằng cách tiêm một loại hóa chất vào tĩnh mạch bị giãn để làm cho nó co lại và dẫn máu sang các tĩnh mạch khác. Phương pháp này được dùng cho những người bệnh có triệu chứng nặng hơn.
- Điều trị bằng laser: Đây là cách điều trị bằng cách sử dụng ánh sáng để làm teo các tĩnh mạch bị giãn. Phương pháp này được áp dụng cho những người bệnh ở giai đoạn 2 trở lên.
- Phẫu thuật: Đây là cách điều trị cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả hoặc khi bệnh gây ra các biến chứng. Phẫu thuật được thực hiện để cắt bỏ hoặc buộc lại các tĩnh mạch bị giãn.
Sau quá trình thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp
Việc điều trị giãn tĩnh mạch chân cần được theo dõi và hướng dẫn của các y bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
4/ Giãn tĩnh mạch khám chuyên khoa nào?
Một số bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân có thể cần đến sự can thiệp của chuyên gia Tim mạch. Để có được kết quả điều trị tốt nhất, bạn nên chọn những nơi khám bệnh có uy tín và chất lượng. Dưới đây là danh sách một số cơ sở y tế ở Hà Nội và TPHCM có đội ngũ bác sĩ Tim mạch giỏi và kinh nghiệm trong việc khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.
4.1/ Giãn tĩnh mạch khám chuyên khoa nào ở Hà Nội?
- Bệnh viện Tim Hà Nội: Số 92 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E: Số 89 Trần Cung, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai: Khu nhà C – Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Đa khoa Đông Đô: Số 5 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phòng khám Nội Tim Mạch Thăng Long: Số 106 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Giãn tĩnh mạch khám chuyên khoa nào?
4.2/ Giãn tĩnh mạch khám chuyên khoa nào ở TP.HCM?
- Phòng khám Đa khoa Thiên Phước: 269 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM.
- Viện Tim mạch TP.HCM: Số 88 Thành thái, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.
- Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM.
- Bệnh viện Nhân dân 115: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.
- Trung tâm Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard: Tòa nhà Bernard, 201 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP.HCM.
- Bệnh viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng),Quận 7, TP. HCM.
- Trung tâm Can thiệp Mạch máu – Bệnh viện Quốc tế City: Số 3, Đường 17A, P.Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP.HCM.
Khi đến bệnh viện, bạn có thể hỏi thăm nhân viên y tế để biết được giãn tĩnh mạch khám chuyên khoa nào. Về cơ bản, hầu hết các bệnh viện lớn đều có chuyên khoa tim mạch. Do đó, khi đến những cơ sở này bạn sẽ có thể khám được sức khỏe bản thân.
5/ Viên uống hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch Vein Fast
Nếu bạn là nhân viên văn phòng hoặc có công việc đòi hỏi phải đứng lâu, ít vận động, bạn có thể gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Vậy bạn nên làm gì để phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch?
Hãy thử sử dụng sản phẩm Suy giãn tĩnh mạch Vein Fast của Greenmec – một viên uống hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch chứa chiết xuất hạt dẻ ngựa. Chiết xuất hạt dẻ ngựa có chứa escin – một hoạt chất có khả năng chống viêm và bảo vệ các tế bào lót bên trong tĩnh mạch.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất hạt dẻ ngựa có thể cung cấp một lựa chọn điều trị an toàn và hiệu quả cho suy tĩnh mạch mãn tính . Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cũng khuyến cáo sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa để làm giảm các triệu chứng khó chịu và nặng nề của chân do suy tĩnh mạch mãn tính.
Viên uống hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch Vein Fast có công dụng:
- Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giúp cải thiện các biểu hiện giãn mạch máu, xuất huyết.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ trĩ do thành mạch yếu.
6/ Lời kết
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được giãn tĩnh mạch khám chuyên khoa nào. Nhanh chóng tìm đến cơ sở gần nhất để điều trị bệnh hiệu quả nhé.
Tham khảo: