Đi bộ, tập thể dục là những hoạt động đơn giản giúp nâng cao thể chất tốt hơn. Tuy nhiên, liệu người bị khô khớp gối có nên tập thể dục không? Việc chăm tập luyện thể thao sẽ mang lại hiệu quả cao hay khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn? Hãy cùng Greenmec.vn giải đáp hết những thắc mắc này của bạn nhé.
1/ Nguyên nhân gây đau gối phổ biến
Để biết được khô khớp có nên tập thể dục hay không bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thực tế đây là bệnh lý tương đối dễ gặp, đặc biệt thường bắt đầu xảy ra khi con người bước qua tuổi 65. Điều này cực kỳ dễ hiểu vì khớp gối là bộ phận phải cử động nhiều nhất và gánh sức nặng của toàn cơ thể, vì thế chúng rất dễ bị tổn thương.
Để có thể nhận biết được tình trạng cấu trúc bên trong khớp gối gặp vấn đề bạn có thể dựa vào sự xuất hiện của những cơn đau đầu gối. Nhìn chung, bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi. Thông thường sẽ có 2 nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối:
- Chấn thương đầu gối: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này là do chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động dẫn đến gãy xương, bong gân, trật khớp và tổn thương dây chằng, tổn thương sụn chêm,… từ đó gây ra các cơn đau hoặc làm cứng khớp gối;
- Bệnh lý xương khớp: Tình trạng này còn được xem là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cơ xương khớp như: thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bàn chân bẹt…
2/ Khô khớp gối có nên tập thể dục
Khô khớp gối có nên tập thể dục không? Ngay từ cấp tiểu học cho đến đại học, bộ môn thể dục thể thao chưa bao giờ bị loại ra khỏi chương trình chính. Điều này cho thấy, những lợi ích của việc nâng cao thể chất vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh, tập thể dục nói chung và đi bộ nói riêng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như:
- Góp phần tăng cường sức mạnh cơ bắp;
- Hỗ trợ đốt cháy calo tốt hơn, từ đó có thể giảm cân hiệu quả, giảm thiểu gánh nặng lên khớp gối;
- Hoạt động thể dục thể thao điều độ sẽ mang lại giấc ngủ ngon hơn;
- Tăng cường lưu thông máu, giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn;
- Cải thiện khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể;
- Giảm stress, tránh tình trạng rối loạn lo âu;
- Hạn chế nguy cơ tim mạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chính vì vậy, nếu bạn vẫn đang thắc mắc khô khớp gối có nên tập thể dục thì câu trả lời chính là CÓ. Bắt đầu tập luyện ngay từ bây giờ để cải thiện sức khỏe cho chính mình một cách tốt nhất nhé.
3/ Bị khô khớp gối có nên đi bộ không?
Với những chia sẻ bên trên bạn cũng đã thấy, việc tập luyện thể dục thể thao mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ riêng xương khớp. Và như được biết, đi bộ cùng là một hoạt động lành mạnh được các chuyên gia khuyên người bệnh nên duy trì. Thực tế rất nhiều người băn khoăn bị khô khớp gối có nên đi bộ không vì e ngại hoạt động này sẽ tăng thêm áp lực lên khớp gối, từ đó khiến tình trạng đau khớp gối trở nên tệ hơn.
Tuy nhiên vấn đề hoàn toàn không như bạn nghĩ. Mặc dù các cơn đau ở khớp gối bị tổn thương sẽ trở nên rất khó chịu mỗi khi người bệnh vận động, nhưng đi bộ không những chẳng khiến bạn không phải tình trạng này mà còn góp phần thuyên giảm các triệu chứng bệnh (cứng khớp, đau nhức khớp…).
Các nghiên cứu đã chỉ ra, duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày là điều cần thiết để giúp sụn khớp nhận đủ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe. Có thể nói, cách vận động nhẹ nhàng này sẽ kích thích tạo ra dịch khớp nuôi dưỡng sụn, đồng thời bôi trơn khớp gối nhờ vậy người bệnh có thể giảm tình trạng khô khớp, ngăn cứng khớp.
Đặc biệt, chỉ cần có phương pháp đi bộ đúng cách, phù hợp với khả năng và thể lực của bản thân mình, người bệnh hoàn toàn có thể củng cố sức mạnh của đôi chân, duy trì cơ bắp, tăng tính linh hoạt của xương khớp và hỗ trợ giảm cân nặng, giảm áp lực đè lên đầu gối,… một cách hiệu quả. Nhờ đó, tình trạng đau nhức xương khớp cũng được giảm thiểu đáng kể. Vậy bạn đã biết bị khô khớp gối có nên chạy bộ, đi bộ không hay chưa?
4/ Nên đi bộ như thế nào để tốt nhất cho khớp gối?
Đi bộ tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải bất kỳ ai cũng đều biết cách đi sao đúng. Hiện tại, đây là hoạt động rèn luyện thể chất được bác sĩ khuyến khích để cải thiện tình trạng ở khớp gối. Vì thế, để tối ưu hóa kết quả đạt được và hạn chế những rủi ro phát sinh, tốt hơn hết bạn nên lưu ý đến những vấn đề sau:
- Tốt hơn hết nên mang loại giày đi bộ chuyên dụng, chọn giày có kích cỡ phù hợp, thoải mái, đế giày mềm dẻo có nhiều rãnh nhỏ để tăng độ bám;
- Khởi động kỹ càng bằng các động tác gập duỗi, căng cơ trong khoảng 10 phút để làm nóng cơ và khớp trước khi đi bộ;
- Nên đi bộ khoảng 30-60 phút mỗi ngày với tốc độ chậm rãi, vừa sức (tùy vào thời gian rảnh rỗi có thể chia nhỏ thời gian đi bộ trong ngày ra 2-3 lần);
- Nên chọn đi bộ tại những khu vực có không khí trong lành và an toàn, tránh địa hình trơn trượt hay dốc cao vì dễ vấp ngã gây chấn thương.
- Nếu sau khi đi bộ xuất hiện các cơn đau nhiều, khớp gối bị sưng tấy, cảm giác không thoải mái… thì nên dừng lại và đến bác sĩ để kiểm tra.
5/ Khô khớp gối có nên tập gym không?
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chỉ cần biết cách vận động hợp lý bạn sẽ hỗ trợ quá trình chữa lành của xương khớp diễn ra hiệu quả. Đặc biệt, tập Gym cũng được đánh giá là một trong những phương pháp vận động mang lại nhiều lợi ích cho các bệnh nhân bị khô khớp và thoái hóa. Tác dụng nổi bật có thể kể đến như duy trì sự linh hoạt của xương khớp và sụn khớp.
Tuy nhiên, để đảm bảo thu được hiệu quả cao và hạn chế tình trạng tập Gym bị khô khớp, người tập luyện cần phải lưu ý đến những vấn đề sau:
TIÊU CHÍ | NHỮNG LƯU Ý |
Thời điểm luyện tập | – Vào buổi sáng: giúp khởi động nhịp nhàng hệ cơ xương, giúp giảm đau khớp trong ngày và còn kích thích não bộ hoạt động. – Vào buổi chiều (không quá sát giờ đi ngủ): giúp điều hòa cơ thể, giảm căng thẳng mệt mỏi sau một ngày dài, mang lại giấc ngủ ban đêm sâu hơn, chống tê mỏi, đau nhức, cứng khớp vào khi thức dậy vào sáng hôm sau. |
Cường độ luyện tập | – Luyện tập những bài tập với cường độ vừa phải, phù hợp với độ tuổi cũng như thể chất. – Tránh tập luyện quá sức gây chấn thương xương khớp. |
Chuẩn bị và khởi động | – Chọn trang phục thể thao phù hợp, quần áo rộng rãi có khả năng thấm hút mồ hôi và tăng độ linh hoạt. – Trước khi tập luyện cần thực hiện đầy đủ các bước kéo dãn, làm nóng cơ và khớpđể giảm nguy cơ chấn thương, tăng hiệu quả việc tập luyện. |
Bổ sung dinh dưỡng | – Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp trong quá trình tập luyện. – Bổ sung dưỡng chất như Canxi, Magie, Omega-3, Vitamin D3, K2,… nhằm tăng cường sức mạnh cho xương khớp. |
6/ Giảm đau xương khớp hiệu quả với viên uống Duliko
Để có thể thoải mái vận động, giúp các hoạt động thường ngày không bị trì trệ, bạn cần phải hãy lắng nghe hệ xương khớp nhiều hơn, chăm sóc xương khớp ngay hôm nay. Một trong những phương pháp tối ưu dành cho bạn chính là sử dụng Viên khớp Duliko – ứng dụng giữa y học cổ truyền và phương pháp sản xuất hiện đại.
Sản phẩm này không chỉ hỗ trợ mạnh gân cốt mà còn giúp giảm đau nhức xương do phong thấp. Quá trình sản xuất viên khớp Duliko được ứng dụng trực tiếp từ bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh”: có từ thời nhà Đường, chủ trị các chứng đau nhức các khớp, thoái hóa khớp, thấp khớp, viêm khớp, thận hư gây đau lưng, gối mỏi tai ù, các chứng đau dây thần kinh ngoại biên (thần kinh tọa, đau vai gáy…).
Cùng với đó là sự kết hợp của phương pháp sản xuất hiện đại, với việc định lượng chính xác các vị thuốc thành phần bằng các công cụ hiện đại, các vị thuốc thành phần được bảo quản tốt hơn trong suốt quá trình từ sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng theo tiêu chuẩn do cơ quan y tế quy định. Chính vì vậy, viên khớp Duliko đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong và điều trị.
Tham khảo: Khô khớp nên bổ sung gì để tăng dịch nhờn và tái tạo sụn khớp?
Hy vọng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc khô khớp gối có nên tập thể dục không. Ngay bây giờ hãy lên kế hoạch tập luyện phù hợp nhất với thể chất của mình nhé.