Khô khớp là tình trạng rất nhiều người gặp phải hiện nay, bệnh không chỉ gặp ở người già mà còn xảy ra ở người trẻ do nhiều nguyên nhân. Biểu hiện của khô khớp là khi vận động thường phát ra các tiếng kêu “lục cục”, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động và di chuyển, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Vậy khô khớp nên bổ sung gì để tăng cường bôi trơn khớp, cải thiện khả năng vận động? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Đối tượng nào có nguy cơ cao bị khô khớp?
Khô khớp là tình trạng khớp tiết một lượng chất nhờn quá ít để bôi trơn khiến việc vận động trở nên khó khăn, có thể kèm theo những cơn đau nhức kéo dài. Một số đối tượng có nguy cơ bị khô khớp cao như:
- Người già, nhất là người trong độ tuổi từ 60 trở lên.
- Những người làm công việc ngồi cả ngày, ít vận động như dân văn phòng,..
- Những người làm các công việc lao động nặng nhọc, thường xuyên phải mang vác hay khiêng vật nặng.
- Những người thừa cân béo phì, khi trọng lượng cơ thể càng cao thì các khớp xương phải chống đỡ với áp lực càng cao nên dễ dẫn tới khô khớp.
- Những người có chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho xương như canxi, sắt, magie, kali… hoặc những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Khô khớp gối có nên tập thể dục? Tập luyện như thế nào mới hiệu quả?
Bệnh khô khớp có nguy hiểm không?
Khô khớp không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và cuộc sống mà lâu dài, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể như:
- Làm hạn chế khả năng vận động: Tình trạng khô khớp sẽ khiến các hoạt động như đứng lên ngồi xuống, cầm nắm, leo cầu thang,… trở nên khó khăn hơn.
- Gây đau nhức kéo dài: Khô khớp lâu ngày sẽ khiến sụn khớp bị bào mòn làm lộ ra phần đầu xương, khi 2 phần đầu xương ma sát với nhau sẽ gây các cơn đau nhức.
- Biến dạng khớp, teo cơ: Bệnh khô khớp tiến triển ở giai đoạn nặng có thể gây nên tình trạng teo cơ xung quanh khớp. Nếu khô khớp gặp ở phần đầu gối có thể gây cong vẹo chân ảnh hưởng tới việc di chuyển.
- Liệt khớp: Khi tình trạng khô khớp kéo dài sẽ khiến các khớp cứng dần, khó vận động và dẫn tới liệt khớp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách điều trị khô khớp gối bằng các bài thuốc dân gian, bài tập thể dục và bấm huyệt
Vì sao cần bổ sung chất nhờn cho khớp?
Khi gặp tình trạng khô khớp sẽ khiến sụn khớp bị bào mòn gây tổn thương sụn, thậm chí dẫn tới bệnh thoái hóa khớp. Vì thế, người bệnh cần bổ sung chất nhờn cho khớp nhằm mục đích:
- Duy trì việc điều tiết chất nhờn để bôi trơn các sụn khớp.
- Giúp các đầu khớp hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn.
- Hạn chế các tổn thương sụn khớp, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp.
Khô khớp nên bổ sung gì?
Để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng và giúp cải thiện tình trạng khô khớp, người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm, món ăn để giúp bôi trơn khớp và tái tạo sụn khớp.
Các loại thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp
Cá biển
Các loại cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi,… chứa hàm lượng omega 3 rất lớn có tác dụng giảm khô khớp, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Vì thế, người bệnh nên ăn cá 2-3 lần/ tuần để giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp.
Xương ống, xương sụn
Trong xương ống, xương sụn chứa hàm lượng canxi dồi dào cùng với nguồn axit hyaluronic giúp tăng khả năng tiết chất nhờn bôi trơn hệ khớp.
Ngũ cốc
Ngũ cốc cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tái tạo chất nhờn cho khớp, giúp hệ khớp họa động trơn tru hơn. Bên cạnh đó, ngũ cốc còn giúp ngăn ngừa lão hóa và làm chậm quá trình oxy hóa. Các loại ngũ cốc tốt cho xương khớp như yến mạch, lúa mì, các loại đậu,…Người bệnh có thể sử dụng ngũ cốc hằng ngày, tốt nhất nên sử dụng vào buổi sáng.
Rau xanh và trái cây
Có rất nhiều loại rau xanh và trái cây giúp kích thích tế bào sụn khớp sinh trưởng và tạo chất nhờn cho khớp. Một số loại rau xanh và trái cây giúp bổ sung chất nhờn cho khớp như: đậu bắp, rau mồng tơi, bắp cải, bông cải xanh, cải bó xôi, đu đủ, cam, chanh, bơ, bưởi,…
Trà xanh
Trong trà xanh chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid có khả năng khám viêm hiệu quả, giúp giảm nhanh các cơn đau do khô khớp gây ra, đồng thời giúp bảo vệ hệ khớp.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Trong sữa chứa hàm lượng vitamin D và canxi dồi dào giúp cải thiện chất lượng hệ xương khớp, cùng với đó là thành phần collagen thủy phân tham gia vào quá tình tái tạo sụn khớp, từ đó giúp hệ khớp khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Dầu oliu
Dầu oliu chứa các thành phần mang lại tác dụng giảm viêm, giảm các triệu chứng của bệnh xương khớp. Do đó, người bệnh nên bổ sung 1 thìa oliu mỗi ngày vào thực đơn ăn uống.
Gừng, tỏi, nghệ
Đây là nhóm gia vị được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày mang lại tác dụng giảm đau, kháng viêm, giúp tăng khả năng vận động xương khớp và hệ miễn dịch của cơ thể.
Các món ăn giúp bổ sung chất nhờn cho khớp
Canh bí xanh hầm xương
Chuẩn bị:
- 500g bí xanh
- 250g xương sườn lợn
Cách chế biến:
- Xương rửa sạch, chần qua nước sôi để loại bỏ chất bẩn.
- Cho xương vào nồi nước hầm và hầm trong khoảng 30 phút.
- Bí xanh gọt vỏ, loại bỏ hạt rồi rửa sạch và cắt miếng vừa ăn.
- Khi xương nhừ thì cho bí xanh vào nấu thêm khoảng 5 phút thì nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
- Bạn nên bổ sung món canh này 3 lần/ tuần để giúp giảm sưng đỏ khớp, tăng dịch khớp hiệu quả.
Canh đậu tương nấu hồng trà
Chuẩn bị:
- 30g đậu tương
- 2g hồng trà
Cách chế biến:
- Nấu chín đậu tương, lấy nước cho hồng trà vào đun sôi.
- Dùng nước canh đậu tương uống 3 lần trong ngày và ăn đậu tương đã chín vào các bữa chính.
- Sử dụng món canh đậu tương nấu hồng trà thường xuyên sẽ giúp tăng dịch khớp, giảm các cơn đau do khô khớp rất hiệu quả.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đâu là thực phẩm chức năng bổ xương khớp tốt nhất dành cho bạn?
Một số lưu ý khi bổ sung chất nhờn cho khớp
Người bệnh cần lưu ý những điều cơ bản sau khi bổ sung chất nhờn cho khớp:
- Bổ sung nhiều nước mỗi ngày cho cơ thể để góp phần tạo môi trường ẩm giúp bôi trơn các ổ khớp.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn có hàm lượng chất béo hoặc muối cao.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe cũng như giúp các khớp xương vận động linh hoạt.
Viên khớp Duliko – Giải pháp giúp giảm đau xương khớp hiệu quả và an toàn
Viên khớp Duliko có nguồn gốc từ bài thuốc Y học cổ truyền “Độc hoạt tang ký sinh” của danh y Tôn Tư Mạo chủ trị các chứng đau nhức khớp, thoái hóa khớp, thấp khớp, viêm khớp, thận hư gây đau lưng, gối mỏi tai ù,…. kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại tạo nên một sản phẩm với ưu điểm vượt trội:
- Các thành phần của sản phẩm được định lượng chính xác bằng các công cụ hiện đại, bảo quản theo tiêu chuẩn do cơ quan y tế quy định giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị.
- Nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, giấy tờ kiểm định đầy đủ.
- Tiện lợi cho người sử dụng vì sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống, người dùng không cần phải mất thời gian sắc thuốc theo thang.
- Việc bảo quản sản phẩm dễ dàng, thời gian sử dụng lâu dài hơn rất nhiều so với thuốc sắc theo thang.
Với những ưu điểm vượt trội trên, viên khớp Duliko được đánh giá là một sản phẩm giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp lành tính và hiệu quả.
Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho bạn thắc mắc “khô khớp nên bổ sung gì”. Mong rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn trong việc cải thiện triệu chứng và đẩy lùi bệnh khô khớp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Viên khớp Duliko: 90% tận dụng từ bài thuốc quý hàng đầu YHCT