Danh sách những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn

Dinh dưỡng

Danh sách những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn

Đăng ngày 27/07/2022 bởi Greenmec Editor

Trái cây người tiểu đường không nên ănNhững loại trái cây người tiểu đường không nên ăn tương đối nhiều và quen thuộc. Mặc dù được xem là một lựa chọn lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như chất xơ nhưng không phải bất kỳ ai cũng đều nên sử dụng. Một số loại trái cây có hàm lượng đường cao sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Tìm hiểu bài viết sau để biết bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây gì nhé.

 

1/ Lợi và hại trái cây mang đến cho sức khỏe người dùng

Theo nghiên cứu của National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, ăn trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Trái cây cũng là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng cho cơ thể mỗi người chúng ta. Vì thế, những ai sử dụng chúng thường xuyên đều sở hữu làn da căng mọng, sáng bóng cùng sức đề kháng tốt.

Tuy nhiên, nhiều loại trái cây có chứa rất nhiều đường, chúng không thực sự tốt đối với những người cần theo dõi cẩn thận lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày. Trong trái cây còn có chứa carbohydrate, đường và giàu chất xơ, vốn dĩ những thực phẩm chứa chất xơ sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, vì vậy chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu chậm hơn.

Trái cây người tiểu đường không nên ăn 2

Nguồn dinh dưỡng từ trái cây

2/ Người bệnh tiểu đường ăn trái cây được không?

Theo nhiều nghiên cứu, trái cây đóng vai trò quan trọng trong một chế độ ăn uống cân bằng. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho việc quản lý bệnh tiểu đường. Theo lời khuyên của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người tiểu đường nên ăn trái cây, tuy nhiên họ cần phải lập kế hoạch cho bữa ăn của mình. Yêu cầu thiết yếu là cần phải theo dõi lượng đường trong chế độ ăn uống, hoặc tránh ăn quá nhiều carbohydrate.

Tất cả các loại thực phẩm có chứa carbohydrate đều làm tăng mức đường huyết, và một số loại thực phẩm làm tăng mức độ này nhiều hơn những loại khác. Do đó, nếu mắc phải căn bệnh này bạn cần phải dựa vào chỉ số đường huyết (GI) – Chỉ số đo lường mức độ mà một loại thực phẩm làm tăng mức đường huyết của một người để lập kế hoạch cho bữa ăn của mình.

Như được biết, thực phẩm có điểm GI thấp sẽ ít gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết hơn so với thực phẩm có điểm GI cao. Trong đó, hầu hết các loại trái cây đều có điểm GI thấp, nhưng dưa và dứa lại ở mức cao. Ngoài ra, cách chế biến thực phẩm làm tăng chỉ số GI của nó, vì vậy nước ép trái cây có điểm số cao hơn so với trái cây nguyên trạng. Trái cây chín cũng có chỉ số GI cao hơn trái cây chưa chín.

Trái cây người tiểu đường không nên dùng 1

3/ Ăn trái cây giúp giảm nguy cơ tiểu đường đúng hay sai?

Nhiều người cho rằng vì trái cây thường chứa nhiều đường nên người bệnh tiểu đường nên tránh. Tuy nhiên, đường trong trái cây tươi không phải là đường có trong mật ong, siro, mật hoa và nước ép trái cây,… Ở đây, đường trong trái cây tươi là fructose, không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu hoặc insulin của một người (theo một bài báo năm 2017). Trong khi đó, các loại thực phẩm như socola, bánh nướng và một số loại sô-đa có lượng đường tự do cao, khiến chỉ số đường huyết tăng đột biến.

Ăn trái cây để giảm nguy cơ tiểu đường, thực hư như thế nào? Một nghiên cứu năm 2017 được thực hiện dựa trên dữ liệu từ một ngân hàng sinh học của Trung Quốc, đã tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa việc ăn trái cây tươi và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường tham gia nghiên cứu cũng có xu hướng giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý tim mạch.

Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu không xác định được nguyên nhân cụ thể cho phát hiện của họ. Có thể, việc ổn định lượng đường huyết trong cơ thể là do những người thường xuyên ăn trái cây tươi có một chế độ ăn uống lành mạnh. Kết luận cho vấn đề này chính là chỉ ăn trái cây tươi có thể không đủ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

4/ Những loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

Nói chung, ăn trái cây như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tiêu thụ trái cây nhiều hơn mức khuyến nghị hàng ngày cũng có thể khiến cho lượng đường huyết của bạn tăng đột biến. Do đó, những người đã mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn những loại trái cây sau đây.

4.1/ Trái cây nhiều đường

Chỉ số đường huyết (GI) sẽ cho biết một loại thực phẩm nhất định nào đó có thể làm tăng lượng đường trong máu của một người sau khi ăn hay không. Nếu một loại thực phẩm có chỉ số GI từ 70 đến 100, chứng tỏ nó có nhiều đường. Một số loại trái cây thuộc nhóm này bao gồm: dưa hấu, chuối chín.

Về cơ bản, những loại trái cây này vẫn an toàn cho một người bị bệnh tiểu đường ăn. Vậy người tiểu đường ăn dưa hấu được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên cần phải có chừng mực. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt hơn hết nên sử dụng những loại trái cây có chỉ số GI thấp và trung bình.

Trái cây người tiểu đường không nên ăn 3

Dưa hấu là trái cây nhiều đường

4.2/ Trái cây giàu carbohydrate

Như được biết, lượng carbs một người ăn có tác động nhiều nhất đến lượng đường trong máu của họ. Nếu bạn đang theo chế độ ăn giàu carbs nhưng ít chất dinh dưỡng và không tốt cho sức khỏe thì nên loại bỏ chúng trước. Trái cây tươi cũng thuộc danh sách những thực phẩm giàu carbs. 

Cụ thể danh sách các loại trái cây giàu carbs bao gồm:

  • Hàm lượng carb trong chuối khoảng 23%
  • Khoai lang nấu chín chứa khoảng 18 đến 21% carbs
  • Cam chứa khoảng 11,8% carbs
  • Quả việt quất có chứa khoảng 14,5% carbs
  • Bưởi chứa khoảng 9% carbs
  • Táo thường chứa khoảng 13 – 15% carbs

4.3/ Nước hoa quả

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết, uống nước ép trái cây trong bữa ăn, hoặc uống riêng nước trái cây đều sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của một người. Nếu không kiểm soát kịp thời, những biến chứng xấu của sức khỏe hoàn toàn có thể xảy ra.

Một số khảo sát cũng cho thấy, cứ trong 100g nước ép cam (nước ép nguyên chất) sẽ bao gồm 42kcal calo, 10.7g carbohydrate và 7.9g đường đơn hấp thụ nhanh. Ở thời điểm hiện tại, các chai nước ép trên thị trường thường được đóng chai dạng 200ml, như vậy lượng đường hấp thụ vào cơ thể sẽ lên đến hơn 20g/chai.

4.4/ Hoa quả sấy khô

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin (vitamin C, Kali,…) và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên theo các chuyên gia hàng đầu, bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn trái cây sấy. Vốn dĩ quá trình sấy khô trái cây sẽ làm mất nước, khiến hàm lượng các chất trong trái cây cao hơn, trong đó hàm lượng đường trong trái cây cũng tăng cao.

Ví dụ cụ thể: Một cốc nho tươi sẽ chứa khoảng 26 gram carbs, 1 gram chất xơ. Trong khi đó, một cốc nho khô lại chứa đến 110 gram carbs và 5 gram chất xơ. Điều này cho thấy hàm lượng carbs trong nho khô cao gấp 3 lần so với nho tươi. Do đó, bạn cần phải cân nhắc khi sử dụng. 

Vậy người tiểu đường ăn nho được không? Bạn vẫn có thể sử dụng nho tươi nhưng phải cân nhắc về hàm lượng đường. Tránh sử dụng quá nhiều vì hàm lượng carbs quá lớn sẽ khiến cho đường huyết tăng cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng quát của người dùng.

Trái cây người tiểu đường không nên ăn 3

Chuối vừa cung cấp dinh dưỡng vừa có khả năng chữa bệnh

5/ Một số câu hỏi liên quan khác

Bệnh đái tháo đường ( bệnh tiểu đường) không quá nguy hiểm nếu bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi, đảm bảo lượng đường nằm trong mức an toàn. Để làm được điều này, trước hết bạn cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống. Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn nắm được đâu là những loại trái cây nên và không nên sử dụng.

5.1/ Người tiểu đường có ăn được măng cụt không?

Đúng là măng cụt có vị ngọt, nhưng người mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn được loại trái cây này mà không lo lượng đường huyết bị ảnh hưởng. Chỉ số GI của măng cụt là 25, thuộc nhóm có GI thấp nên chúng không làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn. 

Ngoài ra, măng cụt có chứa khá nhiều vitamin (vitamin A, C, E,…) và khoáng chất (garcimangoson A, B, C, gartanin…) tốt cho người đái tháo đường. Những thành phần có trong loại trái cây này giúp chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch tối ưu.

5.2/ Người tiểu đường ăn bơ được không?

Bơ là loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và chất béo tốt cho sức khỏe. Chúng không chỉ an toàn đối với những người mắc bệnh tiểu đường mà còn mang lại nhiều lợi khác cho sức khỏe người dùng. Các nghiên cứu đã cho thấy, bơ có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tối ưu, góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể hiệu quả theo nhiều cách khác nhau.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi bị tiểu đường ăn bơ được không là có. Việc thêm loại hoa quả này vào chế độ ăn uống thường ngày có thể giúp người mắc bệnh đái tháo đường giảm cân, giảm cholesterol và tăng độ nhạy insulin. Đồng thời, chúng còn góp phần giúp bạn có được sức khỏe ổn định.

Trái cây người tiểu đường không nên ăn 4

Bơ là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng

5.3/ Người tiểu đường ăn bắp được không?

Bắp (ngô) luôn được biết đến là thực phẩm có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Không chỉ vậy, trong chúng còn có chứa chất chống oxy hóa cao, góp phần giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh đái tháo đường. Mặc khác, chỉ số GI của một quả bắp đã luộc chín là 52 – thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp, vì thế người đái tháo đường có thể sử dụng.

Trong bắp cũng chứa nhiều carotenoid và folate, chẳng hạn như lutein và zeaxanthin – các dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt. Sử dụng loại loại quả này đều đặn, bạn thậm chí còn có thể  hạn chế thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh – những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

5.4/ Người tiểu đường ăn mít được không?

Như được biết, mít là nguồn cung cấp vitamin B6, vitamin C và các chất chống oxy hóa tuyệt vời cho thể thể. Các thành phần có trong loại trái cây này góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa thành công một số chứng viêm nhiễm mãn tính. Vậy bệnh nhân tiểu đường có ăn được mít không? 

Với chỉ số GI nằm trong khoảng từ 50 – 60 và GL nằm trong khoảng từ 13 – 17, mít nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) và lượng đường huyết trung bình (GL). Điều này có nghĩa là việc ăn mít sẽ không làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu của mít là carbs, việc sử dụng quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. 

Vì vậy, người bị tiểu đường vẫn ăn được mít những chỉ ăn với lượng vừa phải và điều độ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 75 gram mít (khoảng 1⁄2 chén). Tránh sử dụng quá nhiều trong cùng một lần, điều này không thực sự tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh đái tháo đường.

5.5/ Người tiểu đường ăn chôm chôm được không?

Chỉ số đường huyết của chôm chôm ở mức 59, do đó người bệnh đái tháo đường chỉ được sử dụng tối đa 6 quả trong ngày. Trong trường hợp người bệnh ăn quá nhiều so với khuyến nghị, lượng đường trong loại trái cây này sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Lưu ý, người bệnh chỉ nên chọn sử dụng những trái chôm chôm vừa chín tới, hạn chế ăn những trái quá chín, sẫm màu vì chúng có lượng đường sẽ cao hơn. Một điều bạn cần phải hết sức lưu ý chính là những trái chôm chôm quá chín còn có thể khiến đường lên men,khi ăn sẽ làm tăng huyết áp trong cơ thể.

6/ Tổng kết

Hy vọng Greenmec có thể giúp bạn biết được đâu là những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn. Hãy thật lưu ý đến những thông tin này để chắc chắn lượng đường trong máu vẫn luôn ổn định nhé.

Từ khoá:
Thêm giỏ hàng thành công !!!
logo_greenmec

sản phẩm

Danh sách những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn

đã được thêm vào giỏ hàng

Giá: 0