Protein quan trọng cho cơ thể, giúp xây dựng, sửa chữa các mô, giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Chúng ta thường biết rằng protein là dưỡng chất có trong thực phẩm động vật và một số thực vật. Những món rau xanh, các loại hạt là lựa chọn trong chế độ ăn của người ăn chay cung cấp protein hằng ngày. Vậy protein giữa món chay và món mặn khác nhau như thế nào?
- Cơ thể cần bao nhiêu protein một ngày?
Không nhận đủ chất đạm trong chế độ ăn uống có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như mô bị phá vỡ dẫn đến mất cơ. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu về chất đạm khuyến nghị tối thiểu cho người trưởng thành là 1,13g/kg/ngày. Năng lượng do protein cung cấp dao động từ 13-20% tổng số năng lượng khẩu phần, trong đó protein động vật chiếm 30-35% tổng số protein. Ngoài ra, mỗi độ tuổi cần cung cấp bao nhiêu chất đạm tùy theo cân nặng và nhu cầu.
Protein rất quan trọng cho cơ thể khỏe mạnh
- Protein từ thực vật có lợi như thế nào đối với sức khỏe
nguồn protein từ thực vật dành cho những người không thích đạm động vật
Protein thực vật có chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Những chất dinh dưỡng này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số bệnh ung thư.
Protein từ thực vật thường chứa ít chất béo xấu và không có cholesterol LDL.
Chất xơ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.
- Các loại thực phẩm thực vật cung cấp protein
Đậu phụ
Đậu phụ được làm từ đậu nành. Đậu phụ cũng là nguồn cung cấp các chất: canxi, magiê, phốt pho, vitamin B và sắt. Ngoài ra, nó còn chứa mangan, đồng và kẽm.
Yến mạch
Ăn yến mạch là cách đơn giản để bổ sung protein mà vẫn ngon miệng. Một nửa cốc yến mạch khô (40g) cung cấp khoảng 5g protein và 4g chất xơ. Yến mạch cũng chứa magiê, kẽm, phốt pho và folate.
Tảo xoắn Spirulina
Loại tảo có màu xanh này rất giàu dinh dưỡng. Một khẩu phần 2 muỗng canh (14g) tảo Spirulina cung cấp 8g protein hoàn chỉnh. Ngoài ra nó còn cung cấp sắt và đồng.
Tảo Spirulina cũng chứa một lượng lớn magiê, mangan, kali và một lượng nhỏ hầu hết các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể cần, bao gồm các axit béo thiết yếu.
Bông cải xanh
Các loại rau chứa nhiều protein nhất bao gồm: bông cải xanh, rau chân vịt, măng tây, atisô, khoai tây, khoai lang…
Bông cải xanh cung cấp một lượng protein cho sức khỏe và hỗ trợ bảo vệ gan do Sulforaphane chống oxy hóa cao cho detox tế bào gan